Lonely ( Co Don )
- 流派:Blues 蓝调
- 语种:英语
- 发行时间:2010-08-08
- 唱片公司:Kdigital Media, Ltd.
- 类型:录音室专辑
- 歌曲
- 时长
简介
CD Cô Đơn [ Lonely ] của nhạc sĩ Mai Anh Tuấn " Cô đơn như lưỡi dao lạnh buồn mơn trớn da thịt người, chờ đâm thấu xuốt vào tim . Cô đơn để cho biết đêm đông lạnh lùng để nghe lá rơi thì thầm để thương nhớ lên chập chùng trong nỗi mê chiều hôm ... " " Gót ... bước mãi bước mòn bước mãi bước mòn sao đương đời vẫn lê thê . Nhớ ... mãi một bóng người sống cuộc sống này bao giờ trọn kiếp lưu đầy ..." tiếng hát Hà Thanh Lịch cất lên trong đêm tối lặng lẽ đầm ấm ngọt ngào tâm sự một mình nỗi cô đơn đổ bóng dài trên dòng nhac của nhạc sĩ Mai Anh Tuấn nguy hiểm không tiên đoán được đến độ được ví như lưỡi dao sắc nhọn chờ xuyên xuốt tim mà con người vẫn không cảm nhận được ...; bài Cô Đơn bắt đầu CD Cô Đơn [ Lonely ] của nhạc sĩ Mai Anh Tuấn . Nỗi cô đơn quay quắt khi xa người yêu dấu , chàng trai vẫn còn nghe văng vẳng bên tai tiếng cười khúc khích của người tình nhỏ bé và mong mỏi được nhìn thấy, ôm lấy em và hôn say đắm hình bóng đó đang lẫn khuất chung quanh dù thực sự đang cách xa hai bờ đại đương xa thẳm. Và nỗi cô đơn được tăng cường thêm khi nhạc sĩ Mai Anh Tuấn chợt nghĩ đến cái kiếp được gọi là kiếp lưu đầy hiện nay sau khi sự tan rã quyền lực, vội chia tay những bạn đồng đội, những chiến hữu đã từng đấu tranh cho lý tưởng tự do và dân chủ, lê những gót chân trong quãng đời còn lại trên đất nước đồng minh mà chàng trai không hòa nhập vào được ví như một xứ người, đếm từng ngày qua trống rỗng không mục đích . Hơn nữa, chàng thanh niên, khi bị xa cách tất cả những người thân cận, trải qua nhiều lần lê ..." Gót ... bước mãi bước mòn bước mãi bước mòn sao đương đời vẫn lê thê " trên con đường cô đơn đi tìm môt chân lý mới trong ánh nắng sáng chói chang, trắng xóa tạo nên sự lập lòe hoang tưởng, tìm thấy ốc đảo mờ mờ nhạt nhạt của cuộc đời còn lại. Trong vùng mù mờ nhạt nhòa của sự tranh sáng tranh tối lao chao lập lòe và ẩn hiện của vùng Hạ Trắng, chàng trai đã nhìn thấy mình phản chiếu hình bóng của một lãnh tụ mới, chập chờn thấy một niềm kiêu hãnh mới đang hình thành và thóat ra từ đáy địa ngục của sự cô đơn bao năm tháng, như trong bao nổi cô đơn khác nữa, như tâm trang cô đơn của những người tiền phong trong khoa hoc, thiên văn, y khoa, âm nhạc và nghệ thuật và vân vân ... ; như nỗi cô đơn của chính mình khi ngẫu nhiên trong đêm vắng trầm tư mặc tưởng suy nghĩ miên man và khi nhìn lên bầu trời đầy sao bất chợt thót tim nhận thức được trong vũ trụ này có lẽ không tìm thấy được một ai nào khác nữa hiểu biết đựoc cái đề tài trừu tượng đó hơn chính mình khi chàng trai được trang bị với đỉnh cao đạo đức bẩm sinh, nhìn thấy chính mình đang lay hoay vùng vẫy ở vùng mù mờ của quyền lực trí tuệ, chợt phát hiện ánh hào quang chân lý lóe lên ở phương xa như " đường thênh thang gió lộng một mình ta ... hay ở chổ nhân gian không thể hiểu ... như bao sự diễn tả của sự cô đơn tột cùng khác ..."; khi đó chàng trai mới kinh hoảng, bàng hoàng dẫn đến cô đơn tột độ vi biết được không ai bên cạnh có thể hiểu được mình như chính mình, dẫn đến tâm trạng hoảng hốt tạo nên tư tưởng dứt khoát và hành động táo bạo để biết được chỉ có chính ta mới có được khả năng làm công việc thay đổi ấy như một người chiến sĩ đơn độc đang hết sức liên lĩ tìm cách đạt đến những đỉnh cao nhất tưởng nhU chưa bao giờ đạt được trong nhân loại, và cũng như nỗi cô đơn của Leon Tolstoi đứng trên đỉnh cao của trí tuệ và nghệ thuật văn chương mới biết không ai hiểu điều đó bằng chính mình và vân vân ... CD Cô Đơn [ Lonely ] bao gồm 11 bài âm nhạc nghệ thuật Việt Nam viết bởi 12 nhà soạn nhạc Việt Nam khác nhau . Một số tác phẩm âm nhạc trong CD nầy, tác giả đã chọn Hà Thanh Lịch, tiếng hát Khôi nguyên là người hát đầu tiên. Sau bài Cô đơn là bài "Tình Thư Của Lính" [ Love in Letters of Soldiers ] của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với giai điệu lý lắt, tươi vui và nhí nhảnh . Tiếp theo là một bài được viết theo thể loại Pop của ca si Duy Trac " Còn Tiếng Hát Gửi Người ", một bài đầy năng động, chuyển biến tình cảm rộng với 16 nốt rộng cách khoảng . Nhạc sĩ Duy Trác quá khắt khe muốn người ca sĩ phải hát dược nhiều nốt rề và nhiều nốt rế cùng một lúc ở hai đầu cực đoan của âm vực. Tình cảm sâu đặm và chân tình của Duy Trác, một con người gửi đến mọi người, như một lời ca cảm xúc của một con người tốt đẹp muốn chia sẻ những cảm giác thầm kín tình yêu của mình đã đi qua . Tiếp nữa là bài hát chưa bao giờ được ai hát mà nhac sĩ Thanh Trang viết gần đây mà ông ta rất yêu thích và muốn Ha Thanh Lịch hát đầu tiên là nhạc phẩm " Khi Cuộc Tình Đã Qua " [ When A Love Was Far Away ]; và nhạc sĩ Đăng Khánh với nhạc phẩm " Niềm Nhớ Thương " [ Adorable Remembrance ] thánh thót ngọt liệm của giọng nữ trung . Rồi đến là nhạc phẫm " Trên Ngọn Tình Sầu " [ In The Summit of Reveries ] của nhạc sĩ Từ Công Phụng; và " Hoang Vắng "[Tranquility ] với tiết tấu nhanh của nhac sĩ Quốc Dũng và "Biển Cạn"[ An Empty Ocean ] như một lời tiên tri cho vận mệnh của tình yêu của nhân loại trong cơn đại nạn của nhạc sĩ Nguyễn Kim Tuấn . Thêm nữa là nhạc phẩm Kiếp Đam Mê [ An Obsessive Life ] theo thể loại Pop của ca sĩ Phạm Duy Quang . Giáng Ngọc [ Noble ] của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng với những nốt nhạc tuyệt đẹp với những đoạn kéo dài và rung giọng đặc trưng tiêu biểu mang tính chất lọc loại. Có thể nói cách chấm phá đó chỉ có trong nhac của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên . Và chấm dưt bằng nhạc phẩm " Mãi Còn Mùa Thu "[ The Forever Autumn ] viết bởi nhạc sĩ cũng như nhà hòa âm Minh Quan,D.A. và Khôi nguyên Hà Thanh Lịch Khi nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng hát, tôi có cảm giác chúng ta là người may mắn và hạnh phúc nhất trên cõi đời nầy còn có thể nghe được những nốt nhạc trầm nhất có độ xì xào của giọng nam như những âm thanh thật hiếm quí trong nhân loại, trong cuôc sống của chúng ta, vì nếu không, chúng ta cũng có thể có lần may mắn thứ hai là có lẽ nghe được những nốt nhạc trầm nầy khi chúng ta đang thực sự ở dưới đáy địa ngục . Nhạc sĩ đựoc sinh ra với thanh đới có thể co dãn nhịp nhàng để tao nên âm vực rộng toàn bộ với khả năng hát giong nam trầm và xào xạc chứ không phải giọng trầm cụt, có cùng độ trầm của giọng alto và có nốt cao cùng độ cao của giọng nữ trung [ mezzo soprano ]. Tôi không biết ông ta có thể hát cao hon được nữa không nhưng dựa vào sự ghi âm hiện nay là âm vực rộng toàn bộ [full spectrum] 16 nốt cách khoảng từ nốt Rề trầm tới nốt Rế cao . Đây cũng là một tiêu chuẩn căn bản cho sự đánh giá sơ khai khi chọn giọng hát thần tượng nghệ thuật . Một đặc điểm nữa là Từ Công Phụng có khoảng chuyển của nốt nhạc cao của khoảng trung lên nốt nhạc thấp nhất của khoảng cao thì rất thoải mái nên tạo được nét bình thản tâm trạng không dể thay đổi rất nam tính của giọng hát Từ Công Phụng . Do một số bạn ngưỡng mộ yêu cầu muốn hiểu rõ thêm, nhân tiện đây tôi cũng muốn cho mọi người thấy độ kích động không phải là hát to lên dùng hết sức bình sanh để hét to, gào lện, rú lên , rít lên hay ... mà là sự kết hợp nghệ thuật một cách thanh lịch bởi dộ năng động [dynamic], phổ tầng số toàn bộ [ full frequency spectrum ] và khả năng từ nhẹ đến mạnh [crescendo ] trong khi cường độ là độ hát to, thường được hiểu lầm là độ kích động, thật sự chỉ là một phần nhỏ trong ý nghĩa bao trùm, độ kích động . Như tôi hát to lắm át hết mọi người nhưng chất giọng mỏng và giọng nam cao không có nền trầm nên khi vào ghi âm giọng hát của tôi không hoạt hóa được những cây kim chỉ thị ở tầng số thấp . Hơn nữa, dây thanh quản của tôi PHẢI mỏng cho giọng nam cao giống như sự đồng dạng của cello and violin . Điều nầy giống như giọng nữ cao . Do đó khi nghe lại sau khi ghi âm, những chổ hát nhỏ và hát to của tôi không mấy khác biệt, chỉ hát hay hay ngọt ngào những bài dễ dễ, không có tính cách nghệ thuật hàn lâm, nghe nhàm chán, không diễn ta được sư sâu sắc và vũ bão của tư tưởng trí tuệ để đại diện cho cả dân tộc trong ý nghĩa thần tượng . Do đó tôi đã quyêt định không ghi âm nữa, không tranh giành, nhường bước cho những nhân tài thực sự khác, và chuyển hướng làm nghề khác . Độ kích động không phải chỉ hát to lên mà được phát ra do sự đàn hồi co dãn của thanh đới phải có độ dầy cho nững nốt thật trầm của giọng nữ trẫm [alto] và đồng thời phải có khả năng co dãn cao và đàn hồi nhanh để diễn tả sự thánh thót , lanh lảnh, và vút lên của giọng nữ trung [mezzo soprano] hay cao. Thêm nữa, khi hát nhạc Từ Công Phụng như " Tình Tự Mùa Xuân ... " đoạn vút cao lên giọng hát phải có độ kích động chứ không chỉ vút lên thánh thót của giọng nữ cao mà còn phải có khả năng tạo thành xoáy lốc nhất bổng lên đầy năng lực nên thích hợp cho giọng nữ trung vì ở độ cao nhất của giọng nữ trung, thanh đới đang dược kéo dãn ra tối đa vẫn còn đủ dầy để duy trì độ kích động nên giọng nữ cao hay nam cao khi hát nhạc Từ Cong Phụng sẽ không có nét đặc trưng đó và dễ bị đánh bạt đi bởi dàn nhạc dại hòa tấu không làm được vai trò chỉ đạo của tác phẩm nghệ thuật âm nhạc . Do đó rất hiếm hoi mới có người hát đạt nhac của Từ Công Phụng được chứ đừng nói đến hay, hoạc đến trình độ nghệ thuật . Do đó ai trong nhân loại hát những bài hat của nhạc sĩ Từ Công Phụng tới trình độ nghệ thuật thì yếu tố bẩm sinh phải là yếu tố quyết đinh và phải khẳng định là giọng hát vĩ dại theo cái nghĩa tuyệt đối của nó. Đó là yêu tố thần tượng vì không chỉ tập luyện mà được mà phải tìm kiếm trong nhân loại qua những cuộc tranh tài khốc để trích ra được một tinh túy đỉnh cao. Đó là yếu tố Khôi nguyên . Đó là yếu tố tạo nên hàn lâm của dân tộc cũng như của nhân loại. Ngoài ca sĩ Từ Công Phụng ra, đặc biệt nhất đúng với ý nghĩa của từ ca sĩ , không có một ca sĩ nam của Việt Nam từ cổ chí kim có thể tạo được âm thanh rõ ràng xào xạc ở nốt trầm sâu thẳm đó [ nốt Rề trầm] vì nốt Rề trầm của giọng nam được xem như không hiện diện trong tín hiệu ghi nhận được trong kỹ thuật ghi âm của kỹ nghệ âm thanh Việt Nam từ xưa đến giờ. Bên phía giọng nữ, rõ ràng có tiếng hát thần thoại Khánh Ly là người thứ nhất xuống được nốt Rề trầm đó và cũng có âm vực rộng toàn bộ [full spectrum] 16 nốt cách khoảng từ Rề trầm tới nốt Rế cao khi Khanh Ly hát nhạc phẩm " Ru Ta Ngậm Ngùi " của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc phẩm " Đêm Cuôi" Cùng " của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng như một số bài của nhà soạn nhạc Tữ Công Phung .... Và người thứ hai, sinh cách nhau vài thập niên là tiếng xào xạc rung động sờ soạn chạm tận đáy địa ngục [ nốt Rề trầm ] của tiếng hát Khôi nguyên Hà Thanh Lịch cũng trong một số nhạc phẩm tiêu biểu kể trên. Nốt Rề trầm có nét xào xạc đó rất quan trọng vì nó làm người hát có độ trầm [bass ] trong giọng hát được nghe rõ ràng hơn, làm giọng hát gần gũi với chúng ta hơn, nghe nhẹ nhàng thoải mái hơn ngang tầm với sự bình thản, và làm tiêu chuẩn cho sự hiếm quí của sự hiện hữu và sự phức tạp của sự tinh sảo . Ta có thể kiếm được 10 hay hơn cho ca sĩ hát được note Mì trầm nhưng để xuống thêm một nốt , xuông được nốt Rề trầm may ra chỉ có một cách nhau vài thập niên hay có thể là không luôn cho nhiều thập niên . Hơn nữa tiêu chuẩn đó tự tinh lọc và loại bỏ ngay ban đầu những tiếng hát không thích hợp cho nhạc Trịnh Công Sơn chuyên nghiệp phần lớn ở phía nốt nhạc trầm . Trong khi âm nhac Từ Công Phụng có nhiều bài nhạc có bố cục âm vực cực đoan được áp dụng cho cả hai đầu, không chỉ ở độ rền của những nốt Rề trầm và vùng lân cận mà còn ở vùng âm thanh của Rế cao và vùng lân cận. Nhạc sĩ Từ Công Phụng còn khai thác một cách triệt để, trích chiết tất cả những tinh chất hương hoa của nghệ thuật ở hai đầu đối chọi của giọng hát của một con người nếu [pass] thắng lươt được sự thử thách trong kết cấu âm nhạc của ngài . Cùng một lượt, sự nghiêm khắt kết cấu chặt chẻ trong bố cục âm nhạc của ngài tự tuyên chiến với kỹ sư âm thanh phối khí phải đương đầu với 2 loại giọng hát khác nhau alto and mezzo soprano trong cùng một track do dó càng phản ánh trình độ hàn lâm khôi nguyên trong giọng hát và sản phẩm âm nhạc nghệ thuật Việt Nam trong dòng âm thanh châu bấu của nhân loại, âm nhạc Từ Công Phụng. Bây giờ quí thính giả Việt Nam nên bình tỉnh và ngẫm nghĩ để kiềm chế não trạng để có được hành động được trấn thủ tốt dể có thể chấp nhận những lãnh tụ mới của dân tộc đươc, trang bị quyền lực trí tuệ và nghệ thuật bởi vì với tài năng bẩm sinh, họ sẽ thay đổi được xã hội theo chiều hướng tốt đẹp cho tất cả mọi người và mang nền nghệ thuật Việt Nam lên ngang tầm với tiêu chuẩn nghệ thuật của thế giới . Do đó một Liên Đoàn Nghệ Thuật Việt Nam Quốc Tế PHẢI được hình thành không giới hạn sư tham gia để tạo tiếng nói chung đầy quyền lực cho tập thể cộng đồng người Việt trên khắp hoàn cầu.